Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Nghiên cứu hợp chất có thể thay thế xi măng và thân thiện với môi trường

Hợp chất được gọi là C-Crete, đang được phát triển bởi một Công ty khởi nghiệp cùng tên tại California, người đứng đầu tốt nghiệp ngành Kỹ thuật dân dụng và môi trường MIT. Hợp chất mới này được khẳng định có thể thay thế xi măng và thân thiện hơn nhiều với môi trường nhưng vẫn đảm bảo tính năng.

Làm gạch sinh thái từ xỉ than, vôi sống và rác thải nhựa

Nghiên cứu sản xuất men tạo hiệu ứng "hạt đường" sử dụng trong sản xuất gạch ốp lát

Nghiên cứu in 3D kết cấu bê tông thông minh

Đại học Cambridge đang nghiên cứu một phương pháp in 3D cho mỗi đơn vị kết cấu hạ tầng cụ thể, không chỉ nhanh chóng mà còn kết hợp các cảm biến để giúp nó tự giám sát và tự sửa chữa.

Nghiên cứu ứng dụng bê tông sử dụng cốt liệu tái chế tại Việt Nam và kinh nghiệm từ Nhật Bản

Với những đặc điểm đặc trưng như cường độ chịu nén, độ bền cao, chi phí hợp lý, bê tông đã trở thành một loại vật liệu được áp dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công trình giao thông. Tại Việt Nam và Nhật Bản nhu cầu sử dụng bê tông rất lớn do sự bùng nổ trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Bài báo nghiên cứu về ứng dụng bê tông cốt liệu tái chế tại Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra, khả năng ứng dụng của bê tông sử dụng cốt liệu tái chế trong bê tông kết cấu cũng được xem xét và đánh giá. Theo đó, nghiên cứu này đề xuất các giải pháp nhằm nhân rộng ứng dụng bê tông sử dụng cốt liệu tái chế hướng tới sự phát triển bền vững.

Nghiên cứu chế tạo vật liệu chống cháy từ nấm

Các nhà khoa học đến từ Đại học RMIT cho biết có thể trồng nấm ở dạng tấm mỏng để dùng làm tấm ốp chống cháy hoặc thậm chí là vật liệu mới cho ngành thời trang. Thể sợi nấm - mạng lưới sợi nấm có khả năng phát triển mạnh trên chất thải hữu cơ và trong bóng tối - có thể là nền tảng cho vật liệu chống cháy bền vững. Hiện tại, các nghiên cứu viên Đại học RMIT đang điều chỉnh thành phần hóa học của thể sợi nấm để khai thác đặc tính chống cháy của nó.

Nghiên cứu trạng thái ứng suất - biến dạng của móng cọc bê tông cốt thép bằng phần tử hữu hạn 3D

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) 3D để phân tích ứng suất và biến dạng của móng cọc bê tông cốt thép (BTCT) cho công trình dân dụng. Kết quả mô phỏng cho thấy móng cọc bê tông cốt thép có đài móng kích thước 2,0m x 2,0m trên 4 cọc có tiết diện 0,3m x 0,3m, chiều dài 12m, chịu tải trọng tập trung và đúng tâm 1000kN có độ lún là 20,24mm.

Nghiên cứu sản xuất thủy tinh có độ bền cao, thân thiện với môi trường

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng thủy tinh có một nhược điểm chính là rất giòn. Các kỹ sư tại Đại học Pennsylvania State (Penn State) đã phát triển LionGlass - một loại vật liệu mới không chỉ có đồ bền gấp 10 lần mà còn cần ít năng lượng hơn đáng kể để sản xuất.

Phát triển gạch sinh học từ bã và phụ phẩm của cây mía thay thế gạch truyền thống

Studio Grimshaw và Đại học East London đã hợp tác nhằm tạo ra Sugarcret, một khối xây dựng bằng vật liệu sinh học có hình dạng lồng vào nhau được làm từ bã mía và phụ phẩm của cây mía.

Đánh giá cường độ chịu nén của bê tông trong dầm BTCT bị ăn mòn bằng thực nghiệm

Các dầm BTCT được thúc đẩy ăn mòn nhanh bằng phương pháp gia tốc ăn mòn cốt thép trong phòng thí nghiệm với dung dịch 3% NaCl và dòng điện 900µA/cm². Kết thúc quá trình ăn mòn, cốt thép trong các dầm bị ăn mòn 11.3%, 14.35%, 24.78% tương ứng với thời gian 1, 2  và 3 tháng. Cường độ chịu nén của bê tông trong các dầm cũng bị suy giảm tương ứng 22.4%, 31.2%, 33.6%. Việc thực nghiệm ăn mòn nhanh cốt thép trong dầm bằng phương pháp điện phân đã làm ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của bê tông là rất đáng kể, dẫn đến suy giảm độ cứng của dầm BTCT khi bị ăn mòn và khả năng chịu uốn của dầm khi chịu tải trọng.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng